10 câu chuyện cực ngắn đáng suy ngẫm

** Câu chuyện thứ nhất:

Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố phê: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo nói: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới”. Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.


20 thói quen để trở nên giàu có

Bạn hãy tập thể dục thường xuyên, đọc sách ít nhất 30 phút, chỉ xem TV một tiếng mỗi ngày, học cách nghe nhiều hơn và nói ít đi.

 

Ngày nay, rất nhiều người chỉ hoạt động như một cái máy đã được lập trình sẵn và không chịu dành thời gian nhìn nhận, điều chỉnh lại những thói quen của mình. Entrepreneur đã tổng kết từ cuốn sách “Những thói quen giàu có” của Tom Corley và những bài viết gần đây của ông để đưa ra 20 hành động giúp bạn thành công. Nếu không có chúng, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội làm giàu cho bản thân.

7 lý do bạn chưa được tăng lương


Vì sao mãi chẳng được tăng lương?

Vì sao bạn làm việc tốt mà đợi mãi vẫn chưa thấy được tăng lương?
Bạn làm việc chăm chỉ, hoàn thành mọi nhiệm vụ, luôn có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và nỗ lực cống hiến hết mình cho công ty. Bản đánh giá năng lực cuối năm cũng không hề chỉ ra bất cứ điểm yếu nào. Bạn dường như là một nhân viên lý tưởng. Nhưng, vì một lý do nào đó, bạn vẫn chưa được nâng lương.

Giáo dục cũng là một sự đầu tư


 
Giáo dục, nhìn chung, cũng là một sự đầu tư.

Bao nhiêu người học cao vì thật sự muốn mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức? Hay đa phần đơn thuần chỉ là muốn nâng cao cơ hội kiếm thêm thu nhập sau khi tốt nghiệp?
“Rất nhiều bậc phụ huynh sẽ làm bất cứ điều gì cho con cái của họ – ngoại trừ việc cho chúng được là chính mình.” — Bansky
Người người, nhà nhà thúc đẩy con cái học nhiều, học cao. Bản thân nhiều người cũng chỉ vì theo ba, theo mẹ, theo bạn, theo bè mà học nhiều, học cao. Ai ai cũng cắm cúi học, có người thành công, có người học rớt, rớt hoài vẫn ráng đắm đuối học lại. Rồi nếu lỡ có ai vô tình hỏi: “Ủa, học để chi vậy?” Thì hầu như cả xã hội hồn nhiên trả lời đúng có nội dung chính như này: “Cho bằng với người ta!”

4 "chuyện lạ" ở đất nước Nhật Bản

1. TRUNG THỰC
Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Hệ thống tự tính tiền tại siêu thị Nhật, người mua tự phục vụ, tự scan mã vạch, tự trả tiền.
Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những "mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka... cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.